Thuyết minh quy trình sản xuất

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHỔI ĐÓT LÀNG TIÊN

­­­­­­­­­­Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu:     Để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, chất lượng phải luôn đặt lên hàng đầu. Muốn có một cây chổi đót bền, đẹp thì chất lượng đót là yếu tố đóng vai trò quyết định. Phải được chọn lọc khắt khe theo đúng tiêu chuẩn về mặt chất lượng nhằm mục đích loại bỏ những bông không đủ tiêu chuẩn như: Hư, thối, gẫy, dập,… Nguồn nguyên liệu được thu hoạch về còn thô và tươi được sơ chế để loại bỏ những phần gốc, lá và rễ rồi được mang đi phơi khô, công đoạn này quyết định đến chất lượng và độ bền của cây chổi nên đòi hỏi sự khéo léo của người thợ; bởi tùy thuộc vào thời tiết và kinh nghiệm để xếp lớp dày hay mỏng, thời gian phơi ít hay nhiều. Đót sau khi phơi được chuyển đến kho để tiến hành sản xuất, quy trình sản xuất theo các bước như sau:

Bước 2. Tước nhánh đót hay còn goi là xé đọt: xé đọt chính là tách rời phần bông ra khỏi phần thân. Xé đọt không đơn giản mà yêu cầu người thợ phải hội đủ ba yếu tố: nhanh – chính xác – đẹp. Nhanh vì khối lượng đót cần xé một ngày rất lớn, có khi lên đến vài tấn. Khâu xé đọt nếu làm chậm sẽ kéo lùi cả dây chuyền. Tuy nhiên cũng đòi hỏi sự chính xác, tức là đọt xé ra không phạm vào phần thân, không quá ngắn mà cũng không quá dài, không quá to mà cũng không quá nhỏ. Cuối cùng đọt cần phải đẹp, không gãy không rụng bông.

Bước 3. Buộc nom hay còn gọi là buộc lọnPhần bông sau khi tách sẽ được bó lại thành từng bó có trọng lượng cụ thể rồi chuyển sang khâu buộc lọn, từ đó bện thành cây chổi. Nghe thì tưởng chừng đơn giản, nhưng công đoạn này cần thao tác nhanh, chính xác và đẹp; vì khối lượng đót lớn, đọt xé ra không phạm vào phần thân, không gãy rụng bông. Công đoạn buộc lọn đòi hỏi sự tỉ mỉ của người thợ, các lọn phải đều nhau, tùy theo từng chủng loại chổi mà điều chỉnh kích thước, trọng lượng cho phù hợp, đây là bước ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm; Thông thường chổi nhỏ thì khoảng 10 lọn, chổi lớn khoảng 13-15 lọn. Buộc lọn đòi hỏi sự chính xác rất cao, mười lọn buộc xong phải y như một về hình dáng, trọng lượng, kích thước. Tuyệt đối không được phép có lọn to lọn nhỏ, lọn ngắn lọn dài, lọn nặng lọn nhẹ. Nếu buộc lọn không đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ thẩm mỹ của cây chổi. Việc buộc lọn cũng tùy theo từng chủng loại chổi mà điều chỉnh kích thước trọng lượng cho phù hợp. 

Bước 4. Bện lưỡiCác lọn sau khi bó xong sẽ được chắp lại với nhau, dùng chỉ, dây dù, hoặc dây cước, dây kẽm cố định lại, công đoạn này gọi là bện lưỡi. Đây là kỹ thuật khó nhất trong cả quá trình làm chổi. Người thợ lành nghề sẽ cho ra sản phẩm đều, giữa các lọn không có khe hở, đường dây đan thẳng; lưỡi chổi cầm lên cho cảm giác chắc chắn, các lọn gắn kết với nhau thành một khối thống nhất. 

Bước 5. Gắn lưỡi chổi vào cán chổi hay còn gọi là dô cán: nguyên liệu làm cán cũng phải được lựa chọn cẩn thận và gia công tỉ mỉ, phù hợp với yêu cầu của thị trường... Loại cán truyền thống của chổi bông cỏ là dùng chính thân cây đót. Phần thân được tách ra khỏi phần đọt sẽ được bó lại với nhau theo kích thước nhất định, sau đó gắn vào phần lưỡi chổi tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Việc dô cán đòi hỏi sự chắc chắn và đẹp mắt. Cán và lưỡi phải được gắn kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất.

Bước 6. Tuốt bông: Sản phẩm sau khi dô cán là hoàn thiện thô và được đưa vào máy tuốt bông để loại bỏ những bông lau bị dập gãy và loại bỏ hoa bụi của bông lau

Bước 7. Hoàn thiện sản phẩm: sau khi chổi được tuốt đẹp thì chặt cán và lưỡi chổi cho thẩm mỹ, đóng gói đưa vào kho bảo quản và vận chuyển

 

 

 

Hình ảnh sản xuất tại xưởng

Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu

Bước 2. Tước nhánh đót hay còn goi là xé đọt

 

 

Bước 3. Buộc nom hay còn gọi là buộc lọn

Bước 4. Bện lưỡi

 

 

Bước 5. Gắn lưỡi chổi vào cán chổi hay còn gọi là dô cán

Bước 6. Tuốt bông

Bước 7. Hoàn thiện sản phẩm

 

Scroll